Các loài khác Bệnh sốt sữa

Trên lợn

Sốt sữa và mất sữa là hiện tượng thường gặp ở lợn nái sau khi đẻ với những biểu hiện đặc trưng là các núm vú bị teo dần và cứng lại, lợn con bị đói sữa kêu liên tục, thể trạng gầy sút, lợn mẹ không có sữa, tê liệt nằm một chỗ. Về triệu chứng bệnh thường phát sinh sau khi lợn đẻ 4-5 ngày, lợn nái đột nhiên bỏ ăn, đi lại liêu xiêu, đi lại không vững, té ngã hoặc nằm mắt lim dim, lơn nái thích nằm, kém vận động, heo nái tê liệt nằm một chỗ, mắt lim dim, hệ thống cơ bắp thịt giật liên tục, 2 chân sau cứng đờ, Heo bị tê liệt ở một vài vùng thân, bắp thịt giật, hai chân sau cứng.

Lợn mê man lưỡi thè ra ngoài miệng, bàng quang và ruột ngừng hoạt động, mũi khô da tái, tứ chi lạnh, thân nhiệt hạ dưới mức bình thường. Bầu vú căng to nhưng không có sữa, vắt không ra sữa, lợn con bú luôn miệng mà không no, kêu liên tục, càng ngày càng gầy sút. Heo mê man, lưỡi thè ra ngoài, mũi khô, da tái, bốn chân lạnh, thân nhiệt hạ dưới mức bình thường. Vú căng nhưng vắt không ra sữa. Nếu không điều trị kịp thời lợn nái sẽ bị chết trong vòng 3-4 ngày. Nguyên nhân như viêm vú, viêm tử cung hoặc do nái thiếu Calci, năng lượng, thiếu Vitamin C.

Một số nguyên nhân cơ bản là do lợn mẹ bị sót nhau, nhau còn tồn lại trong tử cung từ đó luôn tiết ra Folliculin ngăn trở sự phân tiết Prolactin làm cho tuyến vú không sinh sữa. Do lợn mẹ bị viêm tử cung hay viêm vú làm lợn sốt cao dẫn tới mất sữa họăc do lợn mẹ bị sụt calci huyết. Do đẻ khó làm quá trình sinh đẻ kéo dài tiêu hao mất nhiều năng lượng mà năng lượng ấy lại được lấy từ chất bột đường, chất bột đưông được chuyển hoá thành chất đạm, từ đạm chuyển thành sữa, do khẩu phần ăn bị thiếu chất bột đường nên khi chát bột đường bị cạn thì tuyến vú tuy căng nhưng không có sữa. Do thiếu vitamin C để đồng hoá chất bột đường, đường giúp đạm chuyển hoá thành sữa do đó khi thiếu vitamin C sẽ gây viêm vú và mất sữa.

Biện pháp điều trị bệnh này trước hết phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị mới có hiệu quả. Nếu là sót nhau thì dùng biện pháp dùng Gluconatcalci 10% với liều 50ml/con tiêm tĩnh mạch tai, Oxytocin 20UI/1 kg thể trọng hay Ergotin 0.5 mg/con tiêm bắp. Nếu là viêm tử cung có dich nhờn mùi tanh chảy ra thì tuỳ thuộc vào mức độ viêm mà có thể dùng 1 trong các phương pháp sau đây:

  • Phương pháp 1 tiến hành thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1% ngày 1 lần sau khi thụt rửa đợi hay kích thích cho dung dịch thụt rửa đẩyr hết ra ngoài, dùng Neomycin 12 mg/kg thể trọng thụt vào tử cung ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3-5 ngày.
  • Phương pháp 2 dùng PGF2a hay các dẫn xuất của nó như Etrumat, Oestrophan, Prosolvin, Hanprost tiêm dưới da với liều 25 mg tiêm 1 lần sau đó thụt vào tử cung 200ml dung dịch Lugol thụt ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3-5 ngày.
  • Phương pháp 3 dùng Oxytoxin 6 ml tiêm dưới da, Lugol 200ml, Neomycin 12 mg/kg thể trọng thụt tử cung, Ampecilline 3-5gr tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3-5 ngày
  • Phương pháp 4 dùng PGF2a hay các dẫn xuất của nó tiêm dưới da 2ml (25 mg) tiêm 1 lần, Lugol 200ml, Neomycin 12 mg/kg thể trọng thụt vào tử cung, Ampecilline 3-5gr tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3-5 ngày.
  • Hoặc có thể dùng nước sinh lý mặn ngọt 300ml kết hợp với Vitammin C truyền tĩnh mạch tai. Nếu vú đã trở lại bình thường mà vẫn ít sữa thì tiêm Thyroxin với liều 1ml/con/ngày để thúc đẩy quá trình đạm biến thành sữa.

Để phòng trị thì Khẩu phần nái giai đoạn mang thai phải cân đối đạm khoáng và vitamin, do đó cần bổ sung vào khẩu phần:

  • Embavit No6: 1 kg/400 kg thức ăn
  • Calphovit: 100g/100 kg thức ăn
  • Biotin H –AD 50g/100 kgthức ăn* Kết hợp tiêm Vimekat 20ml/nái giai đoạn mang thai và Poly AD 5ml/nái vào 14 ngày trước khi đẻ.

Điều trị phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị:

  • Nếu do sót nhau: Tiêm Oxytocin liều 3 ml/ nái, tiêm nhắc lại 2-3 giờ/lần vào bắp thịt hay dưới da, sau đó tiêm Marbovitryl 1ml/10 kg thể trọng để phòng nhiễm trùng.
  • Nếu viêm tử cung ra nước nhờn mùi hôi thối: thì thụt rửa tử cung bằng dung dịch nước muối hoặc thuốc tím, sau đó tiêm các loại kháng sinh như Vime-sone, Marbovitryl kết hợp kháng viêm Ketovet.
  • Nếu thiếu Calci: thì tiêm tĩnh mạch Vime-Calamin 1ml/2 kg trọng lượng.

Trên dê

Trên dê, bệnh này xuất hiện trong nuôi dê do dê ăn khẩu phần thiếu hay mất cân bằng calci và phosphor trong thời gian dài nên bị hội chứng rối loạn thần kinh, gây ra bệnh sốt sữa. Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa thời gian mà dê cần rất nhiều calci và phosphor so với bình thường, song không được đáp ứng đủ, do đó dê phải sử dụng nguồn calci từ máu. Khi lượng calci trong máu giảm dưới 6 mg/100ml thì dê bị rối loạn thần kinh. Dê sữa có năng suất cao thường bị bệnh này. Lúc đầu dê giảm ăn, suy nhược cơ thể, đi đứng khó khăn, sau đó dựa vào tường rồi nằm nghiêng một bên, co giật và tê liệt, không đứng dậy được. Thân nhiệt hạ xuống khoảng 38 độ C, mạch đập nhanh hơn bình thường. Không điều trị kịp thời, dê có thể tử vong.

Trên thỏ

Hiện tượng sốt sữa trên thỏ xuất hiện khi thỏ sinh sản nặng 2,5 kg/1 con. Có biểu hiện thỏ cái sau khi đẻ 5 ngày không cho con bú, thỏ con đói rồi chết. Với biểu hiện thỏ mẹ đẻ con nhưng không cho bú, thỏ con chết. do thỏ mẹ bị sốt sữa và thỏ con chết do thiếu dinh dưỡng. Trong trường hợp này cần can thiệp như sau: Trị sốt sữa cho thỏ mẹ, tiêm bắp: Linco-gen LA (chứa hoạt chất: Gentamycine, Lincoomycin): 1ml/6–8 kg thỏ. Dùng Oxytocin: 40UI/100 kg thỏ. Ngày tiêm 2 lần/4 ngày. Thỏ con: nuôi bộ bằng sữa trẻ em sơ sinh